Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
64452

Bản đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Ngày 11/01/2018 00:00:00

Nói về chuyện xây dựng và hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới, lâu nay người ta gần như mặc định “đây là chuyện của miền xuôi” còn đối với các địa phương miền núi, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng cao… câu chuyện này gần như chỉ để nói cho có lệ.

Tuy nhiên, tại xã Mường Lý, huyện vùng cao Mường Lát (Thanh Hóa), bản Nàng I đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức để về đích trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Và họ đang trở thành tấm gương sáng cho nhiều địa phương khác có cùng hoàn cảnh noi theo.

Bản Nàng I đã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Cùng nhau vượt khó!

Từ thị trấn Mường Lát, men theo chập trùng đường núi 25km về hướng Đông Bắc, chúng tôi tìm tới bản Nàng I, xã Mường Lý trong một sớm đầu thu hanh hao.

Dọc hai bên sườn núi là những nương ngô bạt ngàn đã ngả màu vàng, báo hiệu một vụ mùa bội thu. Xa dưới các thung lũng là những thửa ruộng bậc thang chỉ còn trơ lại gốc rạ sau mùa thu hoạch, tiếng bà con dân bản gọi nhau lùa đàn gia súc lên nương buổi sáng sớm…

Chỉ trong ít năm trở lại đây, các chương trình của Chính phủ như 135, 30a đã khoác lên mình huyện miền núi Mường Lát chiếc áo đổi thay mang gam màu của ấm no, đủ đầy.

Tiếp chúng tôi trong căn phòng làm việc còn khá giản tiện, Chủ tịch UBND xã Mường Lý Lê Duy Hải không giấu được sự hào hứng, ông cho biết: “Bà con dân bản vui lắm, tự hào lắm!

Vì, để đưa được một bản ở diện đặc biệt khó khăn của huyện về đích trong xây dựng NTM là cả một hành trình đầy gian khó!”. Dứt lời, ông Hải kéo chúng tôi đi thăm “niềm tự hào” mà ông vừa nhắc đến.

Có thể nói, chỉ khoảng 3 năm về trước, nếu chưa một lần đặt chân đến bản Nàng I thì hẳn sẽ không thể hình dung hết những khó khăn mà bản phải vượt qua để xây dựng NTM.

Ngày ấy, đường vào bản Nàng I còn là con đường đất được rải đá cấp phối lởm chởm ổ gà, ổ trâu, 100% đường trong bản vẫn còn là đường đất đỏ, mùa mưa thì trơn trượt, lầy thụt, mùa nắng thì bụi mù mịt, tỉ lệ hộ nghèo còn chiếm quá nửa…

Làm gì để thay đổi cuộc sống của bà con dân bản, từ lâu đã là câu hỏi khó vẫn chưa tìm được lời giải đáp đối với nhiều thế hệ cán bộ tại Mường Lý nói riêng và của huyện Mường Lát nói chung.

Khi có chủ trương xây dựng NTM của nhà nước, Đảng bộ Mường Lý ngay lập tức xem đây là cơ hội phải nắm lấy để tạo cuộc đổi thay cho toàn xã và bản Nàng I được chọn làm trung tâm để xây dựng.

Tuy nhiên, khi đem áp vào các tiêu chí thì người ta giật mình, bản mới chỉ đạt 5/14 tiêu chí. Khó khăn là vậy nhưng cùng với sự quan tâm, động viên giúp đỡ của huyện và các tập đoàn kinh tế, đặc biệt là sự đoàn kết, thống nhất cao độ của chính quyền và người dân, bản Nàng I đã bắt tay ngay vào xây dựng NTM.

Về đích

Ngay sau khi được thành lập, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã đã ban hành quy chế hoạt động, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành, đoàn thể tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên địa bàn toàn xã mà trọng tâm là bản Nàng I.

MTTQ xã đã cùng với Chi bộ bản, Ban quản lý và ban Công tác Mặt trận bản tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân về lợi ích của chương trình xây dựng NTM, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, huy động tối đa các nguồn lực để hoàn thành đề án đã được phê duyệt.

Hội nông dân xã cùng với Chi bộ chịu trách nhiệm vận động các hội viên gương mẫu đi đầu trong công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; xây dựng các mô hình kinh tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao, với mục tiêu xóa đói giảm nghèo nhanh nhưng phải mang tính bền vững.

Hội phụ nữ chịu trách nhiệm vận động các hội viên, động viên, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, làm tốt công tác vệ sinh môi trường với phương châm sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ.

Hội Cựu chiến binh có trách nhiệm vận động hội viên gương mẫu đi đầu trong phong trào xây dựng NTM, làm nòng cốt trong phát triển mô hình kinh tế gia trại, trang trại và cải tạo vườn tạp, xây dựng các công trình vệ sinh đúng tiêu chuẩn...

Để thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, mọi chương trình, kế hoạch đều được chính quyền đưa ra bàn bàn bạc thảo luận, lấy ý kiến thông qua các cuộc họp dân.

Từ đó, tuyên truyền cho bà con hiểu và nắm rõ mục đích của chương trình là “Tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng tại địa phương làm chủ”.

Để chủ động nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện, xã đã phân công các đảng viên trong chi bộ bản thường xuyên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con, qua đó tạo sự đồng thuận, thông suốt và không khí thi đua sôi nổi rộng khắp trong bản.

Từ cách làm này, người dân đã tự giác chỉnh trang nhà cửa, giữ gìn vệ sinh môi trường chung, tự giác góp công, góp của để xây dựng các công trình công cộng của bản.

Song song với việc phát huy nội lực, xã Mường Lý cũng đã tập trung vận động, tranh thủ sự chung tay xây dựng NTM từ các chương trình 30a, 135, phối hợp với Ban quản lý thủy điện Trung Sơn theo dự án sinh kế để hỗ trợ bà con con giống để phát triển các mô hình kinh tế hộ gia đình.

Ngoài ra, UBND xã còn động viên, chỉ đạo nhân dân trồng và chăm sóc 235ha rừng, tập trung phát triển chăn nuôi… Chính vì thế, năng suất, sản lượng các loại vật nuôi trong năm 2017 đã tăng lên rõ rệt.

Nhờ vậy, đến nay thu nhập bình quân đầu người toàn bản ước đạt 26 triệu đồng/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5%. Và nhờ những nỗ lực không biết mệt mỏi của mình, đến trung tuần tháng 8/2017, bản Nàng I, xã Mường Lý đã đạt 14/14 tiêu chí trong xây dựng NTM.

Nói về thành công trong xây dựng NTM của bản Nàng I, ông Cao Văn Cường- Chủ tịch UBND huyện Mường Lát khẳng định: “Đây sẽ là cú hích, một ví dụ điển hình cho các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn khác của huyện làm theo”.

Bản đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Đăng lúc: 11/01/2018 00:00:00 (GMT+7)

Nói về chuyện xây dựng và hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới, lâu nay người ta gần như mặc định “đây là chuyện của miền xuôi” còn đối với các địa phương miền núi, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng cao… câu chuyện này gần như chỉ để nói cho có lệ.

Tuy nhiên, tại xã Mường Lý, huyện vùng cao Mường Lát (Thanh Hóa), bản Nàng I đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức để về đích trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Và họ đang trở thành tấm gương sáng cho nhiều địa phương khác có cùng hoàn cảnh noi theo.

Bản Nàng I đã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Cùng nhau vượt khó!

Từ thị trấn Mường Lát, men theo chập trùng đường núi 25km về hướng Đông Bắc, chúng tôi tìm tới bản Nàng I, xã Mường Lý trong một sớm đầu thu hanh hao.

Dọc hai bên sườn núi là những nương ngô bạt ngàn đã ngả màu vàng, báo hiệu một vụ mùa bội thu. Xa dưới các thung lũng là những thửa ruộng bậc thang chỉ còn trơ lại gốc rạ sau mùa thu hoạch, tiếng bà con dân bản gọi nhau lùa đàn gia súc lên nương buổi sáng sớm…

Chỉ trong ít năm trở lại đây, các chương trình của Chính phủ như 135, 30a đã khoác lên mình huyện miền núi Mường Lát chiếc áo đổi thay mang gam màu của ấm no, đủ đầy.

Tiếp chúng tôi trong căn phòng làm việc còn khá giản tiện, Chủ tịch UBND xã Mường Lý Lê Duy Hải không giấu được sự hào hứng, ông cho biết: “Bà con dân bản vui lắm, tự hào lắm!

Vì, để đưa được một bản ở diện đặc biệt khó khăn của huyện về đích trong xây dựng NTM là cả một hành trình đầy gian khó!”. Dứt lời, ông Hải kéo chúng tôi đi thăm “niềm tự hào” mà ông vừa nhắc đến.

Có thể nói, chỉ khoảng 3 năm về trước, nếu chưa một lần đặt chân đến bản Nàng I thì hẳn sẽ không thể hình dung hết những khó khăn mà bản phải vượt qua để xây dựng NTM.

Ngày ấy, đường vào bản Nàng I còn là con đường đất được rải đá cấp phối lởm chởm ổ gà, ổ trâu, 100% đường trong bản vẫn còn là đường đất đỏ, mùa mưa thì trơn trượt, lầy thụt, mùa nắng thì bụi mù mịt, tỉ lệ hộ nghèo còn chiếm quá nửa…

Làm gì để thay đổi cuộc sống của bà con dân bản, từ lâu đã là câu hỏi khó vẫn chưa tìm được lời giải đáp đối với nhiều thế hệ cán bộ tại Mường Lý nói riêng và của huyện Mường Lát nói chung.

Khi có chủ trương xây dựng NTM của nhà nước, Đảng bộ Mường Lý ngay lập tức xem đây là cơ hội phải nắm lấy để tạo cuộc đổi thay cho toàn xã và bản Nàng I được chọn làm trung tâm để xây dựng.

Tuy nhiên, khi đem áp vào các tiêu chí thì người ta giật mình, bản mới chỉ đạt 5/14 tiêu chí. Khó khăn là vậy nhưng cùng với sự quan tâm, động viên giúp đỡ của huyện và các tập đoàn kinh tế, đặc biệt là sự đoàn kết, thống nhất cao độ của chính quyền và người dân, bản Nàng I đã bắt tay ngay vào xây dựng NTM.

Về đích

Ngay sau khi được thành lập, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã đã ban hành quy chế hoạt động, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành, đoàn thể tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên địa bàn toàn xã mà trọng tâm là bản Nàng I.

MTTQ xã đã cùng với Chi bộ bản, Ban quản lý và ban Công tác Mặt trận bản tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân về lợi ích của chương trình xây dựng NTM, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, huy động tối đa các nguồn lực để hoàn thành đề án đã được phê duyệt.

Hội nông dân xã cùng với Chi bộ chịu trách nhiệm vận động các hội viên gương mẫu đi đầu trong công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; xây dựng các mô hình kinh tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao, với mục tiêu xóa đói giảm nghèo nhanh nhưng phải mang tính bền vững.

Hội phụ nữ chịu trách nhiệm vận động các hội viên, động viên, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, làm tốt công tác vệ sinh môi trường với phương châm sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ.

Hội Cựu chiến binh có trách nhiệm vận động hội viên gương mẫu đi đầu trong phong trào xây dựng NTM, làm nòng cốt trong phát triển mô hình kinh tế gia trại, trang trại và cải tạo vườn tạp, xây dựng các công trình vệ sinh đúng tiêu chuẩn...

Để thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, mọi chương trình, kế hoạch đều được chính quyền đưa ra bàn bàn bạc thảo luận, lấy ý kiến thông qua các cuộc họp dân.

Từ đó, tuyên truyền cho bà con hiểu và nắm rõ mục đích của chương trình là “Tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng tại địa phương làm chủ”.

Để chủ động nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện, xã đã phân công các đảng viên trong chi bộ bản thường xuyên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con, qua đó tạo sự đồng thuận, thông suốt và không khí thi đua sôi nổi rộng khắp trong bản.

Từ cách làm này, người dân đã tự giác chỉnh trang nhà cửa, giữ gìn vệ sinh môi trường chung, tự giác góp công, góp của để xây dựng các công trình công cộng của bản.

Song song với việc phát huy nội lực, xã Mường Lý cũng đã tập trung vận động, tranh thủ sự chung tay xây dựng NTM từ các chương trình 30a, 135, phối hợp với Ban quản lý thủy điện Trung Sơn theo dự án sinh kế để hỗ trợ bà con con giống để phát triển các mô hình kinh tế hộ gia đình.

Ngoài ra, UBND xã còn động viên, chỉ đạo nhân dân trồng và chăm sóc 235ha rừng, tập trung phát triển chăn nuôi… Chính vì thế, năng suất, sản lượng các loại vật nuôi trong năm 2017 đã tăng lên rõ rệt.

Nhờ vậy, đến nay thu nhập bình quân đầu người toàn bản ước đạt 26 triệu đồng/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5%. Và nhờ những nỗ lực không biết mệt mỏi của mình, đến trung tuần tháng 8/2017, bản Nàng I, xã Mường Lý đã đạt 14/14 tiêu chí trong xây dựng NTM.

Nói về thành công trong xây dựng NTM của bản Nàng I, ông Cao Văn Cường- Chủ tịch UBND huyện Mường Lát khẳng định: “Đây sẽ là cú hích, một ví dụ điển hình cho các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn khác của huyện làm theo”.